Bộ phận kế toán là một trong những bộ phận quan trọng của một công ty hay tổ chức. Đây là bộ phận không thể thiếu, quyết định sự thành công tài chính của doanh nghiệp. Trong bộ phận đó không thể không nhắc đến vai trò kế toán quản trị. Vậy kế toán quản trị là lĩnh vực như thế nào? Quy trình lập báo cáo kế toán quản trị bao gồm những bước gì? Hãy tham khảo nội dung bài viết bên dưới để nắm rõ những nội dung phần được nêu trên.
Nội dung bài viết
- 1 Lĩnh vực kế toán quản trị trong một tổ chức là gì?
- 2 Quy trình lập báo cáo kế toán quản trị cơ bản
- 2.1 Bước 1: Thực hiện tìm hiểu nhu cầu thông tin kế toán quản trị
- 2.2 Bước thứ 2: Thực hiện thu thập dữ liệu để lập báo cáo kế toán quản trị
- 2.3 Bước thứ 3: Thi hành việc xử lý phân tích thông tin
- 2.4 Bước thứ 4: Tiến hành lập và trình bày báo cáo kế toán quản lý
- 2.5 Bước thứ năm: Thực hiện công bố bản báo cáo
- 3 Thực tế công việc công bố báo cáo kế toán quản trị tại các công ty và tổ chức doanh nghiệp:
Lĩnh vực kế toán quản trị trong một tổ chức là gì?
Kế toán quản trị theo thuật ngữ tiếng Anh còn được gọi là management accounting.
Kế toán quản trị hay kế toán quản lý là một lĩnh vực chuyên môn quan trọng của bộ phận kế toán có nhiệm vụ nắm rõ những vấn đề liên quan đến tình hình hiện nay, đặc biệt tình hình tài chính của một tổ chức doanh nghiệp. Từ đó thực hiện công tác quản trị nội bộ và đưa ra cách quản lý phù hợp nhất. Có thể thấy được vị trí này quản lý bộ phận kế toán của công ty, giúp cho bánh xe này vận hành một cách suôn sẻ và liên tục không ngừng trong quá trình làm việc.
Những thông tin mà kế toán quản trị đưa ra sẽ có ảnh hưởng lớn quá trình hoạt động. Có thể đưa doanh nghiệp hướng tích cực đi lên hay đi xuống, tùy vào quyết định của họ. Ngoài ra, các thông tin còn giúp cho việc điều tiết và đánh giá tổ chức công ty đó. Thông tin mà vai trò này cần nắm bắt gồm 2 dạng chính. Một là thông tin tài chính. Hai là thông tin phi tài chính. Các thông tin dạng 2 bao gồm chất lượng đầu ra, sự hài lòng của khách hàng, hệ thống,…

Trong các quy trình làm việc kế toán quản trị thì quy trình nào cũng thiết yếu như nhau. Tuy nhiên nhiều nhân viên hay không quan tâm cho quy trình lập báo cáo kế toán quản trị. Quy trình này gồm những bước nào? Sau đây là hướng dẫn chi tiết và đầy đủ quy trình.
Quy trình lập báo cáo kế toán quản trị cơ bản
Quy trình lập báo cáo kế toán quản trị là một chuỗi hoạt động có liên kết lẫn nhau. Bao gồm như việc thu thập dữ liệu, phân tích thông tin và tổng hợp các nguồn thông tin. Từ đó thành lập nên báo cáo kế toán quản trị. Tiếp theo, những bài báo cáo này được đưa đến nhà quản lý doanh nghiệp xử lý, giải quyết. Nếu bạn cung cấp cho họ báo cáo tốt sẽ giúp tiến trình công việc của công ty diễn ra mượt mà, vì thế hãy lưu ý những bước thực hiện quy trình sau đây:
Bước 1: Thực hiện tìm hiểu nhu cầu thông tin kế toán quản trị
Bản chất:
Đây là giai đoạn đầu tiên của quy trình lập báo cáo kế toán quản trị. Bộ phận dùng thông tin theo nhu cầu của nhà quản lý. Từ đó nắm rõ được những mục đích và lập ra các báo cáo. Chẳng hạn như xác định các yếu tố như sau: Thông tin này cần được sử dụng bởi đối tượng nào và đối tượng này là ai? Thông tin này là gì? Thông tin phải tuân thủ yêu cầu gì về chi phí và thời hạn? Xác định và chọn lọc thông tin sẽ là một trong điều kiện tiên quyết của bước này.
Nền tảng lý thuyết của quy trình:
Mỗi nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng thông tin sao cho có lợi với mục đích quản lý. Đó là nguyên nhân vì sao báo cáo hay về tình hình hoạt động của kế toán, dự toán. Các cuộc khảo sát tại tổ chức đều mang lại đâu ra tương tự như sau:
Các bộ phận đều đưa các báo cáo thiên về lợi nhuận, các khoản phí, thu chi, dự toán. Các bảng báo cáo hay được lập theo tháng hay theo quý hoặc từ yêu cầu từ giám đốc.

Bước thứ 2: Thực hiện thu thập dữ liệu để lập báo cáo kế toán quản trị
Bản chất:
Ở bước này, nhân viên tập hợp thông tin làm căn cứ bản báo cáo kế toán quản trị. Thông tin bao gồm bên trong và ngoài tổ chức. Thông tin trong bao gồm hệ thống toán tài chính và hệ thống khác, liên quan đến kế toán. Còn khi nhân viên thu thập thông tin từ bên ngoài tổ chức. Cần phải để ý và quan sát đến chiến lược hơn việc quyết định quản lý
Tình hình hiện tại của việc thu thập thông tin:
Thu thập chủ yếu 2 dạng thông tin: Thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Thông tin tài chính từ bộ phận kế toán. Thông tin phi tài chính từ bộ phận khác và nguồn bên ngoài. Thông tin cụ thể là: năng suất lao động, tiền lương, năng lực nhân viên,… Ngoài ra còn có những thông tin liên quan đến vật lực lấy từ bộ phận kỹ thuật, quản lý,… Thông tin từ nhân sự, hành chính cũng có lợi cho việc lập báo cáo kế toán quản trị
Bước thứ 3: Thi hành việc xử lý phân tích thông tin
Bản chất:
Sau 2 hoạt động trên, kế toán viên lúc này đây đã được đủ những thông tin cần có. Nhiệm vụ bây giờ của nhân viên là xử lý phân tích các nguồn thông tin này. Để thực hiện thuận lợi việc này cần có sự giúp đỡ của công cụ, kỹ thuật chuyên ngành
Nền tảng xác định phân tích thông tin:
Thông tin được lấy từ bộ máy kế toán nên phân tích, xử lý chúng nên qua bộ máy. Những kỹ thuật và công cụ phân tích không mấy phức tạp và rất dễ sử dụng. Nguồn thông tin phân tích cho lập báo cáo kế toán quản trị có dạng thô. Nên nhân viên phải lọc ra các thông tin thừa, có tính trùng lặp, không cần thiết. Hoặc xóa bỏ các yếu tố như thời gian, địa điểm, tên đơn vị, phòng ban, các máy móc,…
Để thuận tiện cho việc báo cáo, kế toán viên nên phân loại thông tin. Tức là thông tin cùng một thuộc tính nên được xếp với nhau. Điều này sẽ giúp ích cho việc quản lý và tra cứu thông tin sau này.

Bước thứ 4: Tiến hành lập và trình bày báo cáo kế toán quản lý
Bản chất:
Bước này đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt của nhân viên kế toán quản trị. Nhiệm vụ là trình bày thông tin sao cho rõ ràng để giúp người quản lý lập kế hoạch đưa ra quyết định cuối cùng hiệu quả và thuận lợi nhất cho quy trình này. Để làm việc tốt nên trình bày theo thông tin đã tìm được thay vì theo mẫu nhất định. Do đó họ phải vận dụng nhiều phương pháp lập báo cáo phù hợp. Để cách trình bày trở nên súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu cho người quản lý kế hoạch.
Phương pháp lập và trình bày báo cáo hiệu quả:
Nắm rõ những cấu trúc cơ bản của một bản báo cáo gồm những yếu tố như sau: Tiêu đề, nội dung báo cáo, các điều khoản tham chiếu, nguồn thông tin, phụ lục, tóm tắt khuyến nghị, cách nêu ra vấn đề quan trọng hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính lịch sự và chuyên nghiệp. Trong việc thực hiện này, hãy nhớ liên kết với các yếu tố tài chính và phi tài chính
Bước thứ năm: Thực hiện công bố bản báo cáo
Bản chất:
Đây là bước cuối cùng trong quy trình lập báo cáo kế toán quản trị
Đặc điểm:
Bao gồm những thành phần như sau khi công bố báo cáo: Đối tượng, kỳ báo cáo, hình thức tiến hành việc công bố và lưu trữ báo cáo.
Thực tế công việc công bố báo cáo kế toán quản trị tại các công ty và tổ chức doanh nghiệp:
Trên thực tế, nhân viên sẽ có cách thức báo cáo khác nhau theo cấp quản trị khác nhau. Vì thế đôi lúc các kế toán viên tổ chức còn bỡ ngỡ trong những ngày đầu đi làm. Đó là do họ không biết phải thực hiện báo cáo kế toán quản trị cho đối tượng nào. Hậu quả, ở nhiều tổ chức, nhân viên thực hiện trình bày công bố báo cáo kế toán quản trị một cách đơn giản như bảng số liệu dưới dạng liệt kê không có đồ thị hay biểu đồ để làm rõ thông tin miêu tả.
Để thực hiện báo cáo kế toán quản trị tốt. Hãy trình bày chúng một cách khoa học và chuyên nghiệp nhất. Chẳng hạn như phải có trích dẫn nguồn thông tin tham khảo hay có biểu đồ phù hợp. Điều này giúp bước cuối cùng trở nên lôi cuốn người tham gia, cũng như chính bản thân bạn.
Bài viết trên là những thông tin về lĩnh vực kế toán quản trị. Qua đó hướng dẫn bạn về quy trình lập báo cáo kế toán quản trị cơ bản. Hy vọng qua bài viết này đã giúp ích cho bạn hiểu biết hơn về ngành nghề bản thân.